Tơ lụa – niềm tự hào của người Trung Quốc

Hẳn bạn đã nghe qua “con đường tơ lụa” nó gắn liền với nền văn minh tơ lụa của người Trung Hoa, họ tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới. Hãy cùng đi du lịch Trung Quốc để có được những trãi nghiệm thú vị bạn nhé!

to lua niem tu hao cua nguoi trung quoc

Sản phẩm tơ lụa Trung Quốc rất đa dạng, phong phú

1. Lịch sử của tơ lụa

Tơ lụa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có lịch sử hơn 6.000 năm. Truyền thuyết kể lại rằng khi cô Hsilin Shih (vợ của hoàng đế Huangdi ) đang uống trà dưới một gốc cây tằm thì có một cái kén rơi vào ly của bà. Cô nhìn thấy kén quay một sợi trắng trông rất chắc và cô đã lấy tay tháo sợi kén ra quấn vào tay mình. Cô nhận ra rằng nó có thể sử dụng để dệt sợi. Như thế, ngành công nghiệp dệt ra đời. Cô âý đã dạy mọi người cách nuôi tằm và sau đó phát minh ra máy dệt. Ngành sản xuất tơ lụa đã đạt đến đỉnh cao của nghề thủ công trong suốt triều đại của nhà Thương (1600BC – 1046BC).
Trong suốt hơn 2.000 năm, người Trung Quốc đã tuyệt đối giữ bí mật về nghề dệt lụa. Nó được xem là một trong những bí mật quang trọng của quốc gia. Bất cứ ai bị bắt vì tội buôn lâu trứng tằm, kén tằm hay hạt giống dâu tằm sẽ bị tử hình. Những sản phẩm làm từ lụa chỉ có vua và hoàng tộc mới được mặc, nó là biểu tượng cho sự giàu có. Người dân thượng bị cấm mặc lụa. Theo thời gian, giao thương phát triển, giao thông cũng thông thoáng hơn nên việc trồng dâu nuôi tằm từ từ lan truyền trên thế giới, đầu tiên là Hàn Quốc, sau đó đến Nhật Bản, n Độ và cuối cùng là châu u.

2. Vùng sản xuất tơ lụa

Tơ lụa được sản xuất chủ yếu ơ phía Nam đồng bằng châu thổ sông Dương Tử. Khu vực nổi tiếng nhất là Giang Tô, Chiết Giang và tỉnh Tứ Xuyên. Các thành phố như Tô Châu, Hàng Châu, Nam Kinh và Thiệu Hưng cũng rất nổi tiếng về các sản phẩm tơ lụa của mình.

to lua niem tu hao cua nguoi trung quoc.1jpg

Tơ lụa được xếp thành cuộn và bày bán

3. Sản xuất tơ tằm

Tơ lụa là một dản phẩm được làm từ các sợi protein của kén dâu tằm. Sản xuất tơ lụa là một quá trình lâu dài, cần theo dõi chặt chẽ.
Những con sâu bướm tơ đẻ khoảng 500 trứng trong suốt vòng đời của nó, từ 4-6 ngày. Sau khi trứng nở, những con giun bé được cho ăn môt số lượng lá dâu nhất định. Chúng rất háo ăn và lớn rất nhanh. Sau khi trữ đủ năng lượng, các con sâu quấn quanh mình một thạch trắng giống như chất tiết ra từ tuyến tơ. Những kén tằm giống như quả bóng lông trắng. Sau tám hoặc chín ngày, những con giun bị giết. Kén được hạ xuống vào nước nóng để nới lỏng các sợi bảo vệ rất chặt bên ngoài. Chúng được làm rời ra, sau đó bỏ vào trong ống và quay thành lụa. Sợi có thể dài từ 600 đến 900 mét. Sợi tơ được dệt thành vải hay được sử dụng để thêu rất đẹp..
Chăn lụa là một sản phẩm rất nổi tiếng và phổ biến ở Trung Quốc. Nó được sử dụng làm quà tặng trong đám cưới. Hầu hết các tour du lịch đi qua Trung Quốc sẽ dừng lại ở một nhà máy sản xuất lụa. Sau khi tham quan cơ sở và quan sát quá trình làm lụa, du khách được đưa đến một phòng trưng bày, thể hiện các mặt hàng quà tặng như quần áo, gối, chăn để du khách mua sử dụng hay làm quà biếu.

to-lua-trung-quoc-08032012_14

Tằm được cho ăn lá dâu để nhả kén

4. Đặc điểm của tơ lụa

Tơ lụa chất lượng là tơ lụa mềm mại và bóng, với màu sắc rõ ràng và đối xứng. Những nơi tốt nhất để mua lụa chất lượng là Tô Châu, Hàng Châu và Thượng Hải. Khi đi du lịch đến các thành phố này, du khách thường có cơ hội ghé các cửa hàng tơ lụa và đồ lưu niệm.

to-lua-trung-quoc-08032012_17

Một cửa hàng bán tơ lụa ở Trung Quốc

5. Bảo quản tơ lụa

Tơ lụa có chứa protein nên rất chắc nhưng nó sẽ xuống màu khi tiếp xúc trực trực tiếp với ánh mặt trời nhiều lần như rèm cửa. Một số quần áo bằng lụa có thể dễ dàng giặt bằng tay. Những quần áo bẩn vì mồ hôi nên giặc sạch trong nước lạnh càng sớm càng tốt. Nếu ủi, bạn nên ủi bề trái với nhiệt độ thấp.

to-lua-trung-quoc-08032012_18

6. Bảo tàng tơ lụa quốc gia Hàng Châu

Đây là bảo tàng tơ lụa lớn nhất trên thế giới. Nơi đây giới thiệu về nguồn gốc, sự phát triển và kỹ thuật làm tơ lụa. Nơi đây cũng có phần nói về con đường tơ lụa và tầm quan trọng của tơ lụa trong thương mại. bảo tàng cũng là điểm đến hấp dẫn.

to-lua-trung-quoc-08032012_19

Bảo tàng tơ lụa Hàng Châu

Leave a Reply