Màn thầu món ăn đặc trưng Bắc – Trung Quốc

Ở miền Bắc của Trung Quốc, màn thầu cũng giống như gạo chúng được xem là một phần chính của bữa ăn, và nó cung cấp một lượng lớn cacbohydrat. Tuy nhiên, ở miền nam Trung Quốc, màn thầu chỉ là thức ăn đường phố hoặc là món khai vị trong các nhà hàng hơn là món ăn chính trong gia đình. Màn thầu có chiều rộng khoảng 4 cm, chiều dài 15 cm, mền, đặc ruột và có mùi vị đặc trưng.

Man thau mon an dac trung Bac Trung Quoc 1

Màn thầu khá phổ biến ở Châu Á: màn thầu là tên gọi ở Việt Nam, ở Nhật Bản nó được gọi là manjū (饅頭), ở Hàn Quốc là mandu, ở Philippin là siopao …

Man thau mon an dac trung Bac Trung Quoc

Bánh này có truyền thuyết xuất xứ từ thời Tam Quốc theo đó Gia Cát Lượng sau khi chinh phục được miền đất phía nam Trung Hoa tức vùng Nam Trung (bây giờ là vùng Vân Nam và bắc Miến Điện), trên đường quay về, Gia Cát và đội quân của ông ta đã không thể vượt qua được con sông lớn, nước chảy xiết… Ông được Mạnh Hoạch chỉ dẫn phải chặt đầu 50 nam giới và ném xuống dòng sông nhằm làm dịu đi sự hung dữ của dòng sông.

Man thau mon an dac trung Bac Trung Quoc 2

Nhưng ông không muốn phải đổ bất kì giọt máu nào nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Ông quyết định giết tất cả bò và ngựa đem theo, để lấy thịt của chúng và nhét vào trong những chiếc bánh nhỏ có hình dạng giống đầu người và ném xuống sông. Ông đã vượt qua được con sông và quay trở về vương quốc của mình. Sau đó ông đã gọi những chiếc bánh đó là “bánh đầu người dã man” (Man đầu), đến ngày nay nó có tên là màn thầu.

Man thau mon an dac trung Bac Trung Quoc 3

Để thưởng thức bánh màn thầu, người ta đem chiên trong dầu nóng và ăn cùng với sữa hoặc hấp chín. Thông thường màn thầu không nhân, còn bánh bao có nhân ở trong. Tuy nhiên, ở một số vùng người ta không phân biệt như vậy mà màn thầu được dùng để chỉ chung cho cả loại có nhân hoặc không nhân.

Leave a Reply